Đây là cách các nhà khoa học lần đầu tiên 'chụp ảnh' được cái hố đen rộng 38 tỷ km



Đây là cách các nhà khoa học lần đầu tiên 'chụp ảnh' được cái hố đen rộng 38 tỷ km

Tấm ảnh hố đen lịch sử đã được chụp như thế nào?


Đây là cách các nhà khoa học lần đầu tiên chụp ảnh được cái hố đen rộng 38 tỷ km - Ảnh 1.
Nhưng làm thế nào mà người ta chụp được tấm ảnh của một vật thể nuốt trọn mọi thứ ánh sáng? Để làm được điều không tưởng, Kính thiên văn Chân trời Sự kiện EHT không nhìn thẳng vào hố đen mà chụp những quầng sáng xung quanh miệng hố đen – vùng chân trời sự kiện, ánh sáng phát ra khi vật chất vượt qua vùng ranh giới chết người, chỉ đi không trở lại. Khí gas tại vùng chân trời sự kiện nóng lên hàng tỷ độ, tạo ra một quầng có tên "bóng của hố đen". Thuyết tương đối của Einstein đã dự đoán sự tồn tại của khu vực này.
Bằng sự kết hợp của một loạt đài thiên văn đặt khắp thế giới và đội ngũ hơn 200 người, ta đã có được kết quả:
Hố đen nằm tại trung tâm thiên hà Messier 87 – gọi tắt là M87, cách ta tới 53 triệu năm ánh sáng. Nó có khối lượng gấp 6,5 tỷ lần Mặt Trời, kích cỡ xấp xỉ Dải Ngân hà của chúng ta. Theo ước tính, nó rộng 1,5 ngày ánh sáng, tức 38 tỷ km. Đây là một trong những hố đen "nặng" nhất ta từng quan sát.
Đây là cách các nhà khoa học lần đầu tiên chụp ảnh được cái hố đen rộng 38 tỷ km - Ảnh 2.
Hình ảnh được tạo thành bằng công nghệ thiên văn vô tuyến. Một loạt những đài thiên văn vô tuyến bắt lấy tín hiệu bằng những chảo ăng-ten lớn, kết hợp tất cả những đài thiên văn tham gia nghiên cứu, ta sẽ có một "con mắt" nhìn lên trời có kích cỡ tương đương với cả hành tinh. Dữ liệu được tổng hợp lại, tạo nên một trong những hình ảnh quan trọng nhất lịch sử ngành thiên văn học.
Đây là cách các nhà khoa học lần đầu tiên chụp ảnh được cái hố đen rộng 38 tỷ km - Ảnh 3.
Trái Đất liên tục quay (vì Trái Đất là hình cầu mà!), liên tục nhận về dữ liệu để có được kết quả cuối cùng.
Vui sướng biết bao khi ta có thể tận mắt chứng kiến thời khắc lịch sử và tấm ảnh mang ý nghĩa trọng đại này! Tại buổi họp báo, giáo sư Sheperd Doeleman tuyên bố: "Ta đã đạt được thành tựu mà một thế hệ trước, ta đã nghĩ rằng điều này bất khả thi".
"Đột phá trong công nghệ, khả năng liên lạc giữa các đài quan sát hàng đầu thế giới, và những thuật toán tiên tiến đã mở ra một cánh cửa mới để ta quan sát hố đen", ông tự hào nói. "Đội ngũ cũng đang lập nên hình ảnh của hố đen khổng lồ nằm tại trung tâm Dải Ngân hà".
Đây là cách các nhà khoa học lần đầu tiên chụp ảnh được cái hố đen rộng 38 tỷ km - Ảnh 5.
Đáng ngạc nhiên là hố đen ở cách ta 53 triệu năm ánh sáng lại dễ nhìn hơn hố đen ở "ngay nhà mình". Với một lý do nào đó không rõ, "vòng tròn lửa" của hố đen trung tâm thiên hà M87 lại sáng rực hơn so với Sagittarius A, hố đen nằm giữa Dải Ngân hà.
Nhưng không sao! Chúng ta có thể đợi được, các nhà khoa học đã mất cả thập kỷ để có được hình ảnh đầu tiên về hố đen cơ mà!
>

12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã

12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã

Vũ trụ rộng lớn và tiềm ẩn rất nhiều bí mật thách thức trí tuệ của các nhà khoa học hiện đại.


1/ Chớp sóng vô tuyến cực nhanh (FRB)
Kể từ năm 2007, các nhà nghiên cứu đã nhận được tín hiệu vô tuyến siêu mạnh và lóe sáng chỉ kéo dài trong vài mili giây. Những tia sáng bí ẩn này được gọi là chớp sóng vô tuyến cực nhanh (FRB). Chúng cách Trái Đất hàng tỷ năm ánh sáng.
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 1.
Gần đây, các nhà khoa học đã tìm cách "bắt" được một tiếng nổ FRB lóe sáng nhấp nháy 6 lần liên tiếp. Họ cũng thấy tín hiệu thứ hai như vậy và hiện đang tiến hành giải mã.
2/ Hạt nhân Pasta
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 2.
Vật chất mạnh nhất trong vũ trụ hình thành từ phần thừa lại của ngôi sao chết. Theo các mô phỏng, proton và neutron trong ngôi sao có thể chịu áp lực hấp dẫn mạnh khiến chúng bị nén lại thành những mớ vật chất giống như linguini khi bạn tác động lực mạnh gấp 10 tỷ lần mức cần thiết để phá tan thép.
3/ Vành đai hành tinh lùn Haumea
Hành tinh lùn Haumea xoay quanh quỹ đạo vành đai Kuiper ngoài Sao Hải Vương, là điều không bình thường. Nó có hình dạng thon dài kỳ lạ với hai mặt trăng và một ngày chỉ kéo dài 4 giờ, khiến nó trở thành vật thể lớn quay nhanh nhất trong Hệ Mặt Trời.
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 3.
Nhưng vào năm 2017, Haumea còn kỳ quặc hơn khi các nhà thiên văn học quan sát thấy nó đi qua trước một ngôi sao và nhận thấy vành đai cực nỏng quay quanh nó hình thành do vụ va chạm xa xưa.
4/ Mặt trăng chen mặt trăng
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 4.
Mặt trăng chen mặt trăng còn được gọi là submoon, moonitos, grandmoons, moonettes và moooons, moonmoons vẫn chỉ là lý thuyết, nhưng các tính toán gần đây cho thấy rằng cái gì cũng có thể làm chúng hình thành. Có lẽ một ngày nào đó các nhà thiên văn học có thể khám phá ra một thực thể như vậy.
5/ Vật chất tối
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 5.
Vật chất đen tối chiếm 85% vật chất trong vũ trụ. Nhưng các nhà nghiên cứu biết chắc chắn rằng: Nó có ở khắp mọi nơi. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã ngạc nhiên khi phát hiện ra một dải ngân hà không chứa vật chất đen tối vào tháng 3/2018.
Phát hiện đó làm này sinh giả thuyết ngược lại: có thể vật chất đen tối không tồn tại.
6/ Ngôi sao kỳ dị nhất
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 6.
Khi nhà thiên văn học Tabetha Boyajian và các đồng nghiệp thuộc Đại học bang Louisiana (Mỹ) lần đầu tiên nhìn thấy ngôi sao có tên là KIC 846285, họ đã bị sốc.
Nó là ngôi sao Tabby, sẽ giảm độ sáng theo các khoảng thời gian không đều và trong khoảng thời gian lẻ, giảm đến 22%.
Họ đưa ra các giả thuyết khác nhau, kể cả siêu kết cấu ngoài hành tinh. Nhưng ngày nay, hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng ngôi sao có vành đai bụi bao quanh bất thường bị tối đi.
7/ Mặt trăng điện áp cao
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 8.
Nó được coi là mặt trăng kỳ lạ nhất trong Hệ Mặt Trời có thể thuộc về nhiều thiên thể như núi lửa trên sao Mộc. Triton phun nước nóng lên sao Hải Vương nhưng trông nó kỳ dị như mặt trăng điện áp cao của sao Thổ, là tảng đá dị thường giống như đá bọt và có rất nhiều hố núi lửa.
Tàu vũ trụ Cassini của NASA đến sao Thổ từ năm 2004 đến 2017, cũng phát hiện ra rằng như mặt trăng điện áp cao là "chùm hạt" tĩnh điện trôi trong không gian.
8/ Neutrino dẫn đầu
Neutrino đơn, năng lượng cao đã tấn công Trái Đất vào ngày 22/9/2017. Các nhà vật lý thuộc Đài thiên văn Ice Cube Neutrino ở Nam Cực nhìn thấy neutrino có mức năng lượng tương tự mỗi tháng một lần.
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 9.
Nhưng lần này đặc biệt vì đây là lần đầu tiên có đủ thông tin về nguồn gốc của nó để các nhà thiên văn học hướng kính viễn vọng dõi theo hướng nó xuất phát. Họ phát hiện ra rằng nó bị rơi xuống Trái Đất cách đây 4 tỷ năm, do một vầng sáng rực rỡ, một lỗ đen siêu lớn ở giữa ngân hà hấp thụ vật chất xung quanh.
9/ Thiên hà hóa thạch sống
DGSAT I là thiên hà siêu khác biệt (UDG), có nghĩa là nó lớn bằng thiên hà như Dải Ngân hà nhưng các ngôi sao của nó trải ra rất mỏng đến mức gần như vô hình.
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 10.
Nhưng các nhà khoa học nhìn thấy DGSAT 1 ma quái vào năm 2016, họ nhận thấy rằng nó đứng một mình, không giống như các UDG khác, thường tồn tại theo cụm. Đặc điểm của nó cho thấy nó hình thành trong kỷ nguyên rất khác của vũ trụ, trở lại 1 tỷ năm sau vụ nổ lớn biến DGSAT 1 thành hóa thạch sống.
10/ Chuẩn tinh kép
Các vật thể khổng lồ uốn cong ánh sáng để chúng làm biến dạng hình ảnh của những thứ phía sau chúng. Khi các nhà nghiên cứu sử dụng Kính thiên văn vũ trụ Hubble để phát hiện ra chuẩn tinh từ vũ trụ sơ khai.
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 11.
Họ đã sử dụng nó để ước tính tốc độ giãn nở của vũ trụ và thấy rằng nó đang giãn nở nhanh hơn so với trước đây - phát hiện này khác với các phép đo trước. Bây giờ các nhà vật lý cần phải tìm hiểu giả thuyết của họ sai hay đúng, có điều gì khác lạ đang xảy ra không.
11/ Luồng hồng ngoại từ vũ trụ
Neutron ngôi sao là những vật thể rất dày đặc hình thành sau khi ngôi sao thông thường chết đi. Chúng phát ra sóng vô tuyến hoặc bức xạ năng lượng cao hơn như tia X, nhưng vào tháng 9/2018, các nhà thiên văn học đã tìm thấy luồng ánh sáng hồng ngoại dài từ neutron ngôi sao cách Trái Đất 800 năm ánh sáng - điều chưa từng thấy trước đây.
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 12.
Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng một vành đai bụi bao quanh neutron ngôi sao có thể phát ra tín hiệu, nhưng họ vẫn chưa tìm ra lời giải thích cuối cùng.
12/ Hành tinh có cực quang
Những hành tinh lang thang trôi dạt qua thiên hà, đã bị lực hấp dẫn tách ra khỏi ngôi sao bố mẹ của chúng. Nhất là SIMP J01365663 + 0933473 - một vật thể có kích thước hành tinh cách chúng ta 200 năm ánh sáng có từ trường mạnh hơn 200 lần so với sao Mộc.
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 14.
Nó đủ mạnh để tạo ra các cực quang nhấp nháy trong bầu khí quyển của nó, mà các nhà nghiên cứu có thể nhìn thấy bằng kính viễn vọng vô tuyến.
>

Lần đầu tiên trong lịch sử bắt được "quái vật vũ trụ": Tiên tri của Einstein thành sự thực

Lần đầu tiên trong lịch sử bắt được "quái vật vũ trụ": Tiên tri của Einstein thành sự thực

Sau tiên đoán của Einstein về hố đen cách đây 100 năm có lẻ, loài người cũng đã có bằng chứng về sự tồn tại của chúng.


Được mệnh danh là "quái vật vũ trụ" hay "quái vật không gian", hố đen (còn gọi là lỗ đen, Black Hole) là một trong những bí ẩn vĩ đại nhất trong hành trình khám phá vũ trụ của loài người.
Thuyết tương đối năm 1916 của nhà vật lý lý thuyết người Đức Albert Einstein (1879-1955) đã từng tiên đoán về sự tồn tại của hố đen, hướng tới giả định rằng, hố đen đúng là một "con quái vật" có khả năng nuốt chửng mọi loại vật chất, kể cả ánh sáng. Vật chất, năng lượng, ánh sáng, bức xạ điện tử... một khi đã bị nuốt vào "con quái vật" không đáy ấy sẽ không bao giờ thoát ra được.
Ngày 10/4/2019 đánh dấu một bước tiến quan trọng: Lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta có được bức ảnh đầu tiên chứng minh sự tồn tại của lỗ đen.
Lần đầu tiên trong lịch sử bắt được quái vật vũ trụ: Tiên tri của Einstein thành sự thực - Ảnh 1.
Hình ảnh hố đen do kính EHT chụp được, được các nhà khoa học cung cấp hôm 10/4/2019. Nguồn: EHT collaboration
Sau hơn 1 thập kỷ dày công nghiên cứu, đội ngũ các nhà khoa học quốc tế hơn 200 người thuộc Chương trình quan sát siêu lỗ đen ở trung tâm các thiên hà có tên Kính thiên văn Chân trời Sự kiện (EHT) đã tạo nên thành quả không tưởng: Chụp ảnh lỗ đen - bằng chứng cho sự tồn tại của "quái vật vũ trụ" mà Einstein từng dự đoán cách đây 103 năm.
Lần đầu tiên trong lịch sử bắt được quái vật vũ trụ: Tiên tri của Einstein thành sự thực - Ảnh 2.
CNN đưa tin, EHT của chúng ta đã chụp được hố đen nằm tại trung tâm thiên hà Messier 87 (M87). Thiên hà này cách chúng ta 53 triệu năm ánh sáng, nằm gần cụm thiên hà Xử Nữ.
Siêu lỗ đen này có khối lượng gấp 6,5 tỷ lần khối lượng Mặt Trời, có kích cỡ gần bằng dải Ngân Hà của chúng ta, rộng 38 tỷ km (tương đương 1,5 ngày ánh sáng).
Để chụp được hình ảnh hố đen khổng lồ này, các nhà khoa học đã kết hợp sức mạnh của 8 kính viễn vọng vô tuyến trên khắp thế giới bằng cách sử dụng kỹ thuật giao thoa với đường cơ sở rất dài, để tạo thành một mạng lưới kính thiên văn khổng lồ có đường kính tương đương đường kính Trái Đất, thông tin từ Đài thiên văn Nam Âu trên CNN.
Lần đầu tiên trong lịch sử bắt được quái vật vũ trụ: Tiên tri của Einstein thành sự thực - Ảnh 3.
Vị trí của các kính viễn vọng thành viên của Kính thiên văn Chân trời sự kiện (EHT). Nguồn: Đài thiên văn Nam Âu/O. Furtak
Như vậy, sau 103 năm kể từ khi Einstein dự đoán về hố đen, và sau hơn 1 thập kỷ để hơn 200 nhà khoa học khắp thế giới tựu chung nghiên cứu, quan sát, nhân loại đã có bằng chứng duy nhất tính cho đến nay về hố đen.
Một trong những bí ẩn lớn bậc nhất trong vũ trụ đã có manh mối. Giờ đây chúng ta không phải mơ hồ về hố đen.
Hố đen tồn tại! Vậy sự tồn tại của chúng đã giúp các nhà khoa học giải quyết được những bài toán vũ trụ nào liên quan đến hố đen?
Lần đầu tiên trong lịch sử bắt được quái vật vũ trụ: Tiên tri của Einstein thành sự thực - Ảnh 4.
Lần đầu tiên trong lịch sử bắt được quái vật vũ trụ: Tiên tri của Einstein thành sự thực - Ảnh 5.
Hình ảnh minh họa hố đen trong vũ trụ. Nguồn: SciTechDaily
CNN dẫn lời các nhà khoa học NASA cho biết, các hố đen hình thành từ một lượng lớn vật chất bị hút vào vùng không-thời gian có trường hấp dẫn khổng lồ, có khả năng hút mọi thứ xung quanh, bao gồm cả ánh sáng, mà không để bất cứ thứ gì thoát ra được.
Hố đen mạnh đến nỗi có thể làm cong không-thời gian. Vật chất tích tụ xung quanh hố đen được nung nóng đến hàng tỷ độ và đạt vận tốc gần bằng tốc độ ánh sáng. Ánh sáng bị bẻ cong quanh trường hấp dẫn của lỗ đen, tạo ra vòng photon mà chúng ta thấy được trong bức ảnh hố đen mới nhất.
Lần đầu tiên trong lịch sử bắt được quái vật vũ trụ: Tiên tri của Einstein thành sự thực - Ảnh 6.
Đúng như cái tên của chúng - Hố đen - bản thân "con quái vật" này không phát ra ánh sáng thuộc phổ điện tử nên chúng gần như vô hình trong không gian.
Các phương pháp hình ảnh được sử dụng để chụp hố đen của EHT cho thấy hố đen siêu lớn có cấu trúc giống như một chiếc nhẫn và cái bóng của nó. Kích thước lỗ đen có liên quan trực tiếp đến khối lượng. Lỗ đen càng lớn, bóng càng lớn. Và các lỗ đen có vẻ như vô hình, nhưng cách chúng tương tác với vật liệu xung quanh đã khiến chúng hiện hình.
Hố đen của thiên hà M87 có khối lượng vô cùng khổng lồ, điều này khiến các nhà nghiên cứu có lý do để tin rằng đây có thể là hố đen lớn nhất có thể nhìn thấy từ Trái Đất.
Lần đầu tiên trong lịch sử bắt được quái vật vũ trụ: Tiên tri của Einstein thành sự thực - Ảnh 8.
National Geographic cho biết, cách phổ biến nhất để hiểu sự hình thành của một lỗ đen là từ cái chết của một ngôi sao. Cụ thể ra sao?
Khi các ngôi sao bước vào giai đoạn cuối, chúng sẽ phồng lên, mất khối lượng và sau đó nguội đi để tạo thành sao lùn trắng.
Đến một lúc nào đó, một vụ nổ khổng lồ cuối cùng đánh dấu sự hủy diệt của ngôi sao này, mà khoa học gọi là siêu tân tinh. Một vụ nổ sao như vậy ném vật chất ra ngoài không gian nhưng để lại lõi sao.
Lần đầu tiên trong lịch sử bắt được quái vật vũ trụ: Tiên tri của Einstein thành sự thực - Ảnh 9.
Một vụ nổ khổng lồ cuối cùng đánh dấu sự hủy diệt của một ngôi sao. Ảnh minh họa: Internet
Trong khi ngôi sao còn sống, phản ứng tổng hợp hạt nhân tạo ra một lực đẩy ra bên ngoài liên tục, cân bằng lực hút bên trong từ khối lượng của chính ngôi sao.
Tuy nhiên, trong tàn dư của một siêu tân tinh, không còn lực lượng nào chống lại lực hấp dẫn đó, nên lõi sao bắt đầu tự sụp đổ. Nếu khối lượng của nó sụp đổ thành một điểm nhỏ vô hạn, một hố đen sẽ được sinh ra.
Vì chúng bị nén từ khối lượng lớn gấp nhiều lần Mặt Trời vào một điểm nhỏ như vậy khiến cho hố đen có một trường hấp dẫn khổng lồ, có thể nuốt trọn mọi vất chất, ánh sáng.
Theo thuyết tương đối rộng của Einstein, các hố đen siêu lớn có thể có khối lượng tương đương với hàng tỷ Mặt Trời. Những "con quái vật vũ trụ" này có khả năng ẩn náu tại trung tâm của hầu hết các thiên hà.
Tại Ngân Hà, các nhà khoa học đã phát hiện một lỗ đen lớn ở trung tâm có tên Sagittarius A. Sagittarius A lớn hơn bốn triệu lần so với Mặt Trời của chúng ta
>
Đại tuyệt chủng thứ 6: "Mồ chôn thế kỷ 21" biến Trái Đất, con người về thời nguyên sơ?

Đó là thực trạng tàn khốc mà giới khoa học đưa ra để minh chứng việc Trái Đất đang rơi vào Đại tuyệt chủng thứ 6.


Sputnik News đăng tải bài viết với tiêu để trích dẫn câu nói của Sir David Attenborough"Trái Đất đang lâm vào kỳ giữa của Đại tuyệt chủng thứ 6".
Là một nhà tự nhiên học, phát thanh viên chuyên thực hiện series phim tài liệu về thế giới động vật, nhận định của Sir David Attenborough - người được mệnh danh là "bảo vật quốc gia" của Anh - không phải là không có căn cứ.
Hãy cùng Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) lật mở vấn đề:
Đại tuyệt chủng thứ 6: Mồ chôn thế kỷ 21 biến Trái Đất, con người về thời nguyên sơ? - Ảnh 1.
Theo ghi chép của các nhà khoa học, trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, hành tinh của chúng ta đã không ít lần gặp đại nạn mang tên "tuyệt chủng".
Nếu tính trong vòng 540 triệu năm trở lại đây, Trái Đất đã phải hứng chịu 20 cuộc tuyệt chủng quy mô lớn nhỏ khác nhau, trong số đó, Đại tuyệt chủng xảy ra cách đây 252 triệu năm là tàn khốc và hủy diệt hơn cả (hủy diệt hoàn toàn 96% sinh vật biển và 70% sinh vật trên cạn; khiến cho tiến trình tiến hóa bị ảnh hưởng mạnh mẽ).
Đại tuyệt chủng thứ 6: Mồ chôn thế kỷ 21 biến Trái Đất, con người về thời nguyên sơ? - Ảnh 2.
Giới khoa học cho hay, sự sống trên Trái Đất ngày nay chính là hậu duệ từ 4% sinh vật may mắn còn sống sót sau Đại tuyệt chủng cách đây 252 triệu năm - Đại tuyệt chủng Permi-Trias.
Xét trên quy mô hủy diệt sinh vật sống trên Trái Đất, hành tinh xanh đã trải qua 5 Đại tuyệt chủng "thổi bay" ít nhất 50% sinh vật sống trên khắp hành tinh. Có thể liệt kê 5 Đại tuyệt chủng xảy ra ở các thời kỳ gồm: Cuối kỷ Ordovic, Kỷ Devon muộn, Cuối kỷ Permi, Cuối kỷ Trias, và Cuối kỷ Creta.
Cuộc Đại tuyệt chủng cuối cùng (thứ 5) xảy ra cách đây khoảng 65,5 triệu năm. 65,5 triệu năm đã trội qua trong yên bình cho đến nay, Trái Đất tiếp tục bước vào cuộc Đại tuyệt chủng thứ 6. Tồi tệ hơn, là chúng ta đang ở kỳ giữa của Đại tuyệt chủng thứ 6.
Khác với 5 cuộc Đại tuyệt chủng trước, khi con người chưa xuất hiện trên Trái Đất, thì nay, tính đến tháng 4/2019, dân số thế giới đã đạt hơn 7,6 tỷ người (Nguồn: Danso.org).
Đại tuyệt chủng thứ 6: Mồ chôn thế kỷ 21 biến Trái Đất, con người về thời nguyên sơ? - Ảnh 3.
Loài người và nền văn minh của chúng ta có lụi tàn theo thời gian? Ảnh minh họa
Hơn 7,6 tỷ sinh mệnh (con người) cùng với hàng tỷ sinh vật trên cạn và dưới nước đang đối mặt với "cuộc thảm sát" quy mô lớn từng xảy ra trong quá khứ. Sẽ
không phải là thiên thạch, siêu núi lửa phun trào, mực nước biển thay đổi đột ngột nữa, hay biến đổi khí hậu tự nhiên mà là biến đổi khí hậu nhân tạo, ấm lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái... sẽ khiến loài người và sinh vật trên Trái Đất lâm vào tuyệt chủng.
Nếu còn nghi ngờ điều này, hãy xem giới khoa học tìm thấy gì!
Đại tuyệt chủng thứ 6: Mồ chôn thế kỷ 21 biến Trái Đất, con người về thời nguyên sơ? - Ảnh 4.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho hay, Trái Đất chúng ta đã trải qua quá trình mang tên "Hủy diệt Sinh học" (Biological Annihilation).
Theo tài liệu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS), sự tuyệt chủng của các loài trên Trái Đất đang trong giai đoạn suy giảm khổng lồ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân bằng hệ sinh thái và cơ sở để duy trì nền văn minh hiện đại.
Cụ thể, trong 177 loài động vật có vú thì 30% trong số đó đã tuyệt chủng; và hơn 40% đang suy giảm số lượng nghiêm trọng.
Chưa hết, gần 200 loài động vật có xương sống đã tuyệt chủng chỉ trong vòng 100 năm qua, nghĩa là cứ trung bình mỗi năm lại có 2 loài tuyệt chủng. Một con số cực kỳ đáng báo động.
Liên quan đến sự tuyệt chủng toàn cầu của động vật không xương sống, người ta ước tính rằng 42% trong số 3.623 loài động vật không xương sống trên cạn và 25% trong số 1.306 loài động vật không xương sống biển hiện nay đã nằm trong Danh sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), ở hạng mục: Bị đe dọa tuyệt chủng.
Đại tuyệt chủng thứ 6: Mồ chôn thế kỷ 21 biến Trái Đất, con người về thời nguyên sơ? - Ảnh 5.
Sự mất dần vĩnh viễn của các loài trên Trái Đất được PNAS gọi là quá trình "Hủy diệt Sinh học".
Trong vài thập kỷ qua, mất môi trường sống, khai thác quá mức, các sinh vật xâm lấn, ô nhiễm, nhiễm độc và gần đây là sự gián đoạn khí hậu đã dẫn đến sự suy giảm thảm khốc về cả số lượng và quy mô các loài trên hành tinh.
Giới nghiên cứu nhận định, tốc độ tuyệt chủng hiện nay nhanh gấp 4.000 lần so với thời kỳ khủng long. Dưới tác động của con người từ các hoạt động sống và sản xuất, giao thông... đều đâng để lại hậu quả nặng nề cho tự nhiên, khó mà phục hồi nguyên trạng.
Năm 2018, các nhà khoa học kết luận; Trong vòng 50 năm nữa, kể cả khi loài người hoàn toàn biến mất thì Trái Đất cũng phải mất đến 5 triệu năm nữa mới có thể phục hồi đến thời điểm hiện tại! Và phải mất đến 10 triệu năm nữa mới có thể phục hồi về thời kỳ Trái Đất chưa có con người xuất hiện, Independent cho hay.
Biến đổi khí hậu nhân tạo đang làm suy giảm các hệ sinh thái và hiện đang quét sạch các loài với tốc độ mà các nhà khoa học đã kết luận là chúng ta đang sống gữa thời kỳ Đại tuyệt chủng hàng loạt lần thứ sáu.
Đại tuyệt chủng thứ 6: Mồ chôn thế kỷ 21 biến Trái Đất, con người về thời nguyên sơ? - Ảnh 6.
Giới khoa học thế giới đã nói đi nói lại rất nhiều về những thảm họa quy mô toàn cầu có khả năng xóa sạch sự sống trên Trái Đất: Ngoài thiên thạch khổng lồ tấn công, ngoài chiến tranh hạt nhân và dịch bệnh không thuốc chữa thì biến đổi khí hậu (đặc biệt là biến đổi khí hậu nhân tạo - quá trình do chính con người gây nên) là thứ có thể khiến loài người rơi vào "hố chôn tuyệt vọng".
Đại tuyệt chủng thứ 6: Mồ chôn thế kỷ 21 biến Trái Đất, con người về thời nguyên sơ? - Ảnh 7.
Đến một lúc nào đó, nước ngọt trên Trái Đất sẽ trở nên quý hiếm. Ảnh minh họa.
Trái Đất ấm lên, hiểu đơn giản, sẽ khiến băng tan nhanh. Băng tan không chỉ khiến nhiệt độ Trái Đất tăng theo mà còn khiến mực nước biển dâng cao.
Guardian trích dẫn nghiên cứu mới nhất của giới khoa học, cảnh báo: Chỉ tính riêng dãy núi Alps ở châu Âu, nếu khí thải tiếp tục tăng với tốc độ hiện tại, toàn bộ lượng băng sẽ biến mất vĩnh viễn khỏi thung lũng Alps cuối thế kỷ này. Vào năm 2050, một nửa sông băng trong tổng 4000 sông băng tại Alps sẽ biến mất vào năm 2050 do ấm lên toàn cầu bị hun nóng bởi khí thải công nghiệp từ cách đây nhiều năm.
Khi nhiệt độ tăng, mùa hè không chỉ kéo dài, nhiệt độ tăng liên tục gây sóng nhiệt (được mệnh danh là sát thủ tự nhiên thầm lặng) mà khi đó đại dương được ví như "quả bom nổ chậm" bởi tất cả các cơn bão hình thành ngoài đại dương đến từ các dòng nước ấm. 
Năm 2018 đánh dấu là năm nóng kỷ lục của đại dương trong lịch sử 70 năm trở lại đây. Cụ thể, trong năm 2018, đại dương trên toàn thế giới đã hấp thu một lượng nhiệt gấp 150 triệu quả bom nguyên tử "Little Boy" Mỹ ném xuống Hiroshima, theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Viện Vật lý Khí quyển (IAP) tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Đại tuyệt chủng thứ 6: Mồ chôn thế kỷ 21 biến Trái Đất, con người về thời nguyên sơ? - Ảnh 9.
Mức nhiệt để so sánh thông qua các biến cô/sự kiện/sự việc. Nguồn: DM
Các chuyên gia khí tượng học nhận định, các siêu bão sẽ xuất hiện sớm hơn, tần suất dày hơn và khó lường hơn (định đoạt sức mạnh cũng như khả năng hủy diệt của nó). (Đọc chi tiết).
Trung bình mỗi năm, rất nhiều quốc gia ven biển, quần đảo, quốc đảo và đảo đã phải hứng chịu tác động khủng khiếp từ các siêu bão. Việc mực nước biển dâng cao khiến cho chính các khu vực này có nguy cơ bị nhận chìm dưới dòng nước mặn.
Loài người xuất hiện trên Trái Đất như một quy luật tất yếu của tạo hóa. Tuy nhiên, sự phát triển theo thời gian của con người đã tạo gánh nặng khổng lồ lên vai Trái Đất. 
Liệu chúng ta có chịu chung số phận với loài khủng long hay còn chút cơ hội để sửa sai và may mắn sống sót rồi khôi phục nguyên trạng từ một thế giới nguyên sơ?
>
Powered by Blogger.

Download

Search This Blog

Blog Archive

Sports

Gallery

Business

Popular Posts

About US

Blogroll

Recent Posts

Contact

Text Widget

Sample Text

Contact Form

Name

Email *

Message *

Followers

Technology

Lifestyle

Popular Posts

Ordered List

Pages

Definition List

Pages - Menu

Latest Post

Pages

Popular Posts