Y học cổ truyền bài thuốc chữa bệnh từ cây sen

Trong Y học cổ truyền, toàn bộ cây sen đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Lá sen non có tác dụng giải nhiệt, cầm máu, an thần, lợi thấp. Gương sen có tác dụng cầm máu, bổ huyết, điều kinh. 
Y học cổ truyền bài thuốc chữa bệnh từ cây sen
Lá sen non với tên thuốc là hà diệp có tác dụng giải nhiệt, cầm máu, an thần, lợi thấp. Gương sen gỡ hết hạt, dùng sống hoặc sao cháy tồn tính, tên thuốc là liên phòng có tác dụng cầm máu, bổ huyết, điều kinh; Ngó sen là thân rễ, thắt khúc từng đoạn của cây sen có tác dụng tốt trong điều trị các trường hợp chảy máu như chảy máu cam, đại tiện ra máu, sốt xuất huyết, rong kinh, băng huyết…
Hoa sen có tác dụng an thần, cầm máu, chống viêm, trừ thấp. Hạt sen bổ tỳ, dưỡng tâm, cố tinh, chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, mất ngủ, kiết lỵ, di mộng tinh, khí hư. Tâm sen an thần, thanh tâm, điều nhiệt, chữa mất ngủ, tâm phiền, khát nước, thổ huyết… Hải Thượng Lãn Ông đã nhận định “Cây sen đượm khí thơm trong lành của trời đất nên củ, lá, hoa, tua, vỏ, quả, ruột đều là vị thuốc”.

Y học cổ truyền bài thuốc chữa bệnh từ cây sen

Y sĩ Y học cổ truyền Hà Nội hướng dẫn bài thuốc lấy sem làm thuốc
Chữa mất ngủ: lá sen non 50-100g rửa sạch, thái nhỏ, ép lấy nước uống làm nhiều lần trong ngày. Dùng khô 50g hãm hoặc sắc uống.
Chữa băng huyết, chảy máu cam: lá sen tươi 40g, rau má sao 12g, thái nhỏ, sắc uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa suy nhược cơ thể ở người bị viêm phế quản mạn tính: tâm sen 10g; đan bì, ý dĩ, sinh địa, bạch thược, đảng sâm mỗi vị 12g; quy bản, mạch môn, ngũ vị tử mỗi vị 10g; trần bì, chích cam thảo mỗi vị 6g; đại táo 4 quả. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa tiểu đường: tâm sen 8g; thạch cao 20g; sa sâm, thiên môn, mạch môn, hoài sơn, bạch biển đậu, ý dĩ mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa ho ra máu: ngó sen 20g, bách hợp 20g, cỏ nhọ nồi 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống 2 lần trong ngày.
Chữa nôn ra máu, kinh nguyệt không đều: ngó sen 20g, củ gấu (rang cháy) 12g tán bột mịn, trộn với mật ong hoàn viên bằng hạt đỗ đen. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 viên với nước ấm.
Chữa sốt xuất huyết: ngó sen 30g, rau má 30g, mã đề 20g. Tất cả để tươi, sắc uống.
Chữa rong huyết: hoàng cầm, a giao, sơn chi tử, địa du, ngó sen mỗi vị 12g; quy bản 24g, mẫu lệ 20g, sinh địa 16g, địa cốt bì 10g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa tiểu tiện ra máu: ngó sen, tiểu kế, mộc thông, bồ hoàng sao, đạm trúc diệp, sơn chi tử mỗi vị 12g; sinh địa 20g, hoạt thạch 16g, chích cam thảo 6g, đương quy 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa băng huyết: ngó sen sao, tam lăng, nga truật, huyết dụ, bồ hoàng sao mỗi vị 8g; bách thảo sương 6g. Sắc uống.
Ngó sen
Chữa rong huyết: Gương sen (sao cháy tồn tính), rau má (để tươi), kinh giới (sao đen) mỗi vị 20g; ngải cứu (sao đen), cỏ nhọ nồi (để tươi), bách thảo sương mỗi vị 12g. Sắc uống làm 2 lần trong ngày.
Hoặc dùng bài: Gương sen đốt tồn tính, hoa phù dung lượng bằng nhau, tán bột, trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với nước cơm.
Chữa tiểu đường: Gương sen 500g, cỏ may 1.000g thái nhỏ, sắc với nước thành cao lỏng (lấy 700ml), thêm 300ml rượu. Lắc đều được 1 lít thành phẩm. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20-30ml.
Chữa tăng huyết áp: Gương sen, kinh giới tuệ lượng bằng nhau, đốt tồn tính, tán bột, mỗi lần uống 8g với nước cơm hoặc nước cháo, ngày uống 3 lần.
Hoặc dùng 1 trong 2 bài thuốc sau: Gương sen 2 cái, buồng cau điếc 40g. Hai vị cắt nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước còn 50ml chia 2 lần, uống trong ngày;
Gương sen 2 cái, hương phụ 80g, hai vị sao cháy tồn tính, tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g.
Chữa đại tiện ra máu: cỏ bấc 8g, vỏ bưởi (bỏ cùi trắng) 15g, mộc thông 8g; gương sen, tinh tre, cỏ seo gà, vỏ cây vải, hồng hoa mỗi vị 20g. Các vị thuốc thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước, còn 50ml, thêm 15ml mật ong, uống vào lúc đói bụng. 

Y học cổ truyền Hà Nội hướng dẫn món ăn thuốc từ cây sen

Trị ho ra máu: ngó sen 30g, bột tam thất 3g, trứng gà tươi 1 quả. Ngó sen thái mỏng, đánh đều cùng bột tam thất trứng gà, thêm 100ml nước hấp cách thủy cho chín, ăn nóng.
Thuốc bổ tỳ vị, giúp tiêu hóa, giảm mệt mỏi, mất ngủ, miệng khô, háo khát: ngó sen tươi 150g, gạo nếp 50g, đường phèn vừa đủ, thêm nước nấu cháo.
Chữa chứng nóng trong, cồn cào, tiểu buốt, tiểu rắt: ngó sen 30g, củ sinh địa 30g, cho vào máy xay sinh tố, lấy nước, thêm ít muối, vài giọt chanh, uống mát.
Giải độc rượu: ngó sen (khô) 12g, sắc uống.
Chữa chảy máu cam: ngó sen, lá hẹ ép lấy nước, hâm nóng, uống.
Chữa đầy bụng, tiêu chảy: bột ngó sen, gạo tẻ nấu thành cháo, chia ăn trong ngày.
>

Bài thuốc Y học cổ truyền thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng từ quảng đậu căn

Quảng đậu căn trong Y học cổ truyền là cây thuốc quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, cây mọc hoang ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Bài thuốc Y học cổ truyền thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng từ quảng đậu căn
Thu hái vào mùa xuân, thu đào hái rễ về, bỏ thân lá và rễ tơ, rửa sạch đất, phơi khô. Loại bỏ tạp chất, bỏ thân còn sót, chọn riêng rễ to, nhỏ, ngâm nước, vớt ra ủ cho mềm, cắt thành từng miếng, phơi sấy khô. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Sơn đậu căn chứa matrin, oxymatrin, anagyrin, methylcytisin, pterocarpin,… Dược học hiện đại nghiên cứu chất matrin, oxymatrin có tác dụng chống loét, chống co thắt và chống khối u. Theo Y học cổ truyền Hà Nội, sơn đậu căn vị đắng, tính hàn; vào kinh tâm, phế, đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng chỉ thống. Chữa mụn nhọt, đau cổ họng, răng lưỡi sưng đau, hen suyễn đầy tức, đau bụng đi kiết lỵ, ngũ trĩ, bệng hoàng đản cấp tính; dùng ngoài trị nhiệt thũng, ghẻ lở và những vết rắn, chó, nhện cắn. Ngày dùng 6 – 12g. Dùng ngoài nghiền một lượng vừa đủ, hòa với dầu hoặc giã lấy nước cốt bôi lên chỗ đau.

Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh có sơn đậu căn

Giải độc, trị nhọt:
Bài 1: sơn đậu căn 10g sắc uống. Trị các chứng mụn nhọt do nhiệt độc; còn có tác dụng giải độc do rắn rết, côn trùng cắn…
Bài 2: sơn đậu căn tán bột mịn, trộn với nước đun sôi thành hồ nhão. Hoặc sơn đậu căn 12g, hàn the 4g, băng phiến 0,8g, tán bộ mịn, thêm nước sôi thành hồ nhão, bôi đắp lên vết thương. Trị côn trùng, rắn, rết cắn.
Mát họng dịu đau. Chữa chứng hỏa độc ở phế vị
Bài 1 – Thang sơn đậu căn: sơn đậu căn 12g, kinh giới 8g, phòng phong 8g, cương tằm 12g, xích thược 12g, bạc hà 4g, quy vĩ 8g, cát cánh 8g, cam thảo 8g, chi tử 12g. Sắc uống. Trị cổ họng sưng đau.
Vị thuốc Cam thảo
Bài 2: sơn đậu căn 20g sắc lấy nước, ngậm nhiều lần trong miệng, mỗi lần vài phút thì nhổ ra. Trị răng lợi sưng đau.
Bài 3: sơn đậu căn 12g, cương tằm 12g, chi tử 12g, huyền sâm 8g, cát cánh 8g, cam thảo nam 8g, bạc hà 6g, kinh giới 6g. Sắc uống. Chữa sưng họng, sưng chân răng.
Bài 4: sơn đậu căn 12g, kim ngân hoa 12g, hoàng liên 4g, hoàng bá 8g. Sắc uống.
Theo Y sĩ Y học cổ truyền Hà Nội ở Trung Quốc, người ta nghiên cứu dùng sơn đậu căn trị ung thư. Một số nước khác dùng sơn đậu căn chữa viêm họng, ho, vàng da, táo bón, sưng mộng răng. Dùng ngoài chữa bỏng và rắn cắn.

Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, đái tháo đường không dùng.
>

Hố đen ai cũng nghe rồi, nhưng "hố trắng vũ trụ" thì sao? Nó là khái niệm có thật đấy, bất ngờ chưa



Hố đen ai cũng nghe rồi, nhưng "hố trắng vũ trụ" thì sao? Nó là khái niệm có thật đấy, bất ngờ chưa
Hình minh họa

Trong vật lý lý thuyết, hố trắng được mô tả với tính chất ngược hẳn với hố đen.


Hố đen ai cũng nghe rồi, nhưng hố trắng vũ trụ thì sao? Nó là khái niệm có thật đấy, bất ngờ chưa - Ảnh 1.
Đây là hố đen (ảnh minh họa)
Đó là những gì chúng ta biết về hố đen vũ trụ. Nhưng bạn biết không, hóa ra vũ trụ không chỉ có một loại "hố" ấy đâu. Trong quá trình nghiên cứu về không - thời gian xung quanh các hố đen, các nhà khoa học còn tìm ra một khái niệm khác là "hố trắng" - hay hố trắng vũ trụ.
Khái niệm "hố trắng" được đưa ra từ những năm 1970 với ý nghĩa ngược hẳn với hố đen. Nếu như hố đen là một khu vực có lực nén cực nặng, thì hố trắng là nơi không có khối lượng. Hố đen nặng đến mức hút được cả ảnh sáng, hố trắng lại ngăn không cho bất kỳ thứ gì chui lọt.
Bạn không thể thoát ra khỏi một hố đen, và bạn cũng không thể đi vào một hố trắng. Hố đen hút vật chất, hố trắng "khạc" vật chất ra. Hố trắng vì thế sẽ rất sáng và giàu năng lượng, giải phóng bức xạ vào không gian với tốc độ cực kỳ khủng khiếp.
Nghĩa là về lý thuyết, hố trắng cũng giống như bạn tua ngược cuộc đời của một hố đen vậy.
Hố đen ai cũng nghe rồi, nhưng hố trắng vũ trụ thì sao? Nó là khái niệm có thật đấy, bất ngờ chưa - Ảnh 2.
Và hố trắng - thứ ngược lại với hố đen
"Vì phương trình Thuyết tương đối không đưa ra hướng thời gian, nên nếu quá trình hình thành hố đen cho phép áp dụng quy luật không thời gian và lực hấp dẫn, thì hố trắng cũng vậy," - trích lời Erik Curiel, chuyên gia vật lý lý thuyết tại Stanford.
Chưa ai nhìn thấy hố trắng và những tranh cãi nảy lửa
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nhà khoa học nào quan sát được hố trắng. Giới khoa học cũng có rất nhiều tranh cãi về nó, trong đó có cả lý do vì sao nó không thể tồn tại.
Lý do nằm ở câu hỏi đơn giản nhưng rất lớn sau, đó là: Hố trắng (nếu có thật) được hình thành như thế nào? Với hố đen, chúng ta có những mô hình đáng tin cậy về sự hình thành của nó. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn có thể thực sự tua ngược của hố đen để biến nó thành hố trắng.
Bạn sẽ phải đi từ một điểm bất thường (singularity), quay ngược thời gian để một hố đen thay vì hút vật chất lại phun mọi thứ ra - kể cả ánh sáng, cho đến khi trở về thành một ngôi sao. Điều này lại vô tình vi phạm định luật nhiệt động thứ 2, vì nó khiến cái gọi là "hệ số entropy" giảm đi.
Hố đen ai cũng nghe rồi, nhưng hố trắng vũ trụ thì sao? Nó là khái niệm có thật đấy, bất ngờ chưa - Ảnh 3.
Nếu vật chất tiến vào khu vực này thì ngay ở thời điểm đó, hố trắng cũng không tồn tại nữa.Nhưng kể cả khi bỏ qua vấn đề này, hãy thử giả định hố trắng chỉ đơn giản là tồn tại. Với toán học, không thời gian có chứa hố đen trong đó thì không có vật chất.
Nghĩa là nếu hố trắng tồn tại, nó có thể biến mất rất nhanh. Nếu vũ trụ có hố trắng, có thể nó đã phun ra một khối vật chất khổng lồ từ hàng tỉ năm trước khi Trái đất xuất hiện.
Hố đen ngày xưa cũng chỉ là lý thuyết không mấy tin cậy
Về mặt lý thuyết, sự tồn tại của hố trắng không nhận được nhiều sự ủng hộ. Tuy nhiên cần biết rằng hố đen xưa kia cũng chỉ thuần là lý thuyết không mấy tin cậy, cho đến khi khoa học phát triển hơn những năm gần đây.
Trên thực tế, có một ssự kiện thiên văn được giới chuyên gia tin rằng có thể là hố trắng, đó là những vụ nổ gamma. Đây là những sự kiện bùng nổ sáng và nhiều năng lượng nhất vũ trụ. Trong 10s, năng lượng vụ nổ tạo ra tương đương với Mặt trời trong vòng 10 tỉ năm.
Năm 2017, các nhà thiên văn thậm chí còn được chứng kiến một vụ nổ như thế xuất hiện: đó là quá trình 2 ngôi sao neutron va chạm vào nhau.
Cũng có giả thuyết cho rằng vụ nổ Big Bang tạo ra vũ trụ thực chất là một hố trắng siêu khổng lồ. Giả thuyết này từng được kiểm chứng bằng toán học, nhưng dĩ nhiên chỉ là thuần lý thuyết thôi. Bởi lẽ, Big Bang thực chất cũng là giả thuyết còn đang gây tranh cãi.
Một số người tin rằng hố trắng thực chất là hố đen vào thời khắc cuối đời. Nhưng hố đen có thể tồn tại song song cùng vũ trụ, nên giả thuyết này khó mà xảy ra được.
Dù vậy, khoa học vật lý lý thuyết đang ngày càng phát triển. Chẳng ai có thể khẳng định hố trắng không tồn tại với 100% khẳng định cả, nên biết đâu một ngày nào đó chúng ta biết được có hố trắng thực sự thì sao?
>

Việt Nam tham gia chụp ảnh lỗ đen đầu tiên của vũ trụ

Ngày 10/4/2019, các nhà khoa học của dự án Kính thiên văn Chân trời sự kiện (EHT) đã công bố việc lần đầu tiên chụp được hình ảnh của một lỗ đen khổng lồ và cái bóng mà nó tạo ra ở trung tâm thiên hà xa xôi Messier 87 (M87). Đài thiên văn Đông Á (Việt Nam là thành viên) tham gia đóng góp vào khám phá quan trọng này.

Việt Nam tham gia chụp ảnh lỗ đen đầu tiên của vũ trụ

Ảnh minh họa

Lỗ đen này cách Trái đất khoảng 55 triệu năm ánh sáng và có khối lượng khoảng 6,5 tỉ lần khối lượng Mặt Trời, nằm ở trung tâm thiên hà Messier 87, một thiên hà khổng lồ trong cụm thiên hà Virgo.
Lỗ đen là những vật thể vũ trụ khác thường, có khối lượng khổng lồ nhưng lại có kích thước cực kì nhỏ gọn. Sự hiện diện của chúng ảnh hưởng đến môi trường xung quanh theo những cách hết sức cực đoan: làm cong không thời gian và nung nóng đến nhiệt độ siêu cao mọi vật chất quanh nó.
Ông Heino Falcke từ Đại học Radboud, Hà Lan, chủ tịch Hội đồng khoa học của EHT giải thích: Nếu đắm mình trong một vùng sáng, như một đĩa khí phát sáng, chúng tôi hy vọng một lỗ đen sẽ tạo ra một vùng tối tương tự như một cái bóng – đây là điều được thuyết tương đối rộng của Einstein dự đoán nhưng chúng ta chưa từng quan sát thấy trước đây.
Bóng của lỗ đen, hiệu ứng gây ra bởi sự uốn cong không gian do hấp dẫn và bắt ánh sáng của chân trời sự kiện, sẽ cho chúng ta biết thêm nhiều điều về bản chất của những vật thể hấp dẫn này và cho phép chúng ta đo được khối lượng khổng lồ của lỗ đen ở tâm M87.
Bức ảnh đầu tiên về lỗ đen được chụp bởi Kính thiên văn Chân trời sự kiện −hệ kính có kích thước tương đương với Trái đất gồm 8 kính thiên văn vô tuyến− được thiết kế để chụp ảnh lỗ đen. Cụ thể, EHT liên kết các kính thiên văn trên toàn thế giới tạo thành một hệ kính ảo có kích thước tương đương với Trái đất. Hệ kính này có độ nhạy và độ phân giải cao nhất từ trước đến nay.
Hình thành nên EHT là một thách thức, đòi hỏi phải nâng cấp và kết nối một mạng lưới gồm 8 kính thiên văn đã được xây dựng trên toàn thế giới tại nhiều địa điểm nằm trên độ cao lớn. Những địa điểm đó gồm: núi lửa ở Hawaii và Mexico, những ngọn núi ở Arizona và dãy núi Nevada của Tây Ban Nha, sa mạc Atacama của Chi Lê và Nam Cực.
Vì thế, EHT là kết quả nỗ lực của hợp tác quốc tế trong nhiều năm, mở ra một cơ hội cho các nhà khoa học nghiên cứu về lỗ đen, vật thể lạ lùng nhất trong Vũ trụ được thuyết tương đối rộng của Einstein dự đoán tồn tại.
Ông Sheperd S. Doeleman, Trung tâm Vật lý thiên văn thuộc Harvard & Smithsonian, Giám đốc dự án EHT chia sẻ: “Chúng tôi đã chụp được bức ảnh đầu tiên về một lỗ đen. Đây là một kỳ công phi thường của khoa học được thực hiện bởi một nhóm gồm hơn 200 nhà nghiên cứu."
Việc xây dựng EHT và những quan sát được công bố hôm nay là thành quả của sự nỗ lực trong nhiều thập kỷ làm việc, quan sát, phát triển kỹ thuật và lý thuyết. Ví dụ này về tinh thần làm việc theo nhóm toàn cầu cần có sự cộng tác chặt chẽ của các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới.
Điều đáng vui mừng là Việt Nam có đóng góp một phần công sức cho thành quả quan trọng của ngành thiên văn học thế giới. “Các nhà vật lý thiên văn Việt Nam không trực tiếp phân tích dữ liệu cụ thể từ dự án EHT nhưng chúng tôi làm việc với dữ liệu ghi nhận được từ Kính thiên văn James Clerk Maxwell của Đài thiên văn Đông Á, một trong những đài thiên văn thành viên của EHT.Mười ba tổ chức nghiên cứu thành viên đã làm việc cùng nhau để tạo ra EHT, sử dụng cả cơ sở hạ tầng sẵn có và những hỗ trợ từ nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau. Tài trợ chính được cung cấp bởi Quỹ khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF), Hội đồng Nghiên cứu châu Âu của EU (ERC) và một số quỹ tài trợ từ Đông Á.

Những hợp tác quốc tế như vậy mở ra cơ hội cho chúng tôi được làm việc với những kính thiên văn hiện đại nhất, những dữ liệu tốt nhất và những dự án tiên phong của khoa học” TS. Phạm Ngọc Điệp, Phòng Vật lý thiên văn và Vũ trụ, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết.
>

Đây là cách các nhà khoa học lần đầu tiên 'chụp ảnh' được cái hố đen rộng 38 tỷ km



Đây là cách các nhà khoa học lần đầu tiên 'chụp ảnh' được cái hố đen rộng 38 tỷ km

Tấm ảnh hố đen lịch sử đã được chụp như thế nào?


Đây là cách các nhà khoa học lần đầu tiên chụp ảnh được cái hố đen rộng 38 tỷ km - Ảnh 1.
Nhưng làm thế nào mà người ta chụp được tấm ảnh của một vật thể nuốt trọn mọi thứ ánh sáng? Để làm được điều không tưởng, Kính thiên văn Chân trời Sự kiện EHT không nhìn thẳng vào hố đen mà chụp những quầng sáng xung quanh miệng hố đen – vùng chân trời sự kiện, ánh sáng phát ra khi vật chất vượt qua vùng ranh giới chết người, chỉ đi không trở lại. Khí gas tại vùng chân trời sự kiện nóng lên hàng tỷ độ, tạo ra một quầng có tên "bóng của hố đen". Thuyết tương đối của Einstein đã dự đoán sự tồn tại của khu vực này.
Bằng sự kết hợp của một loạt đài thiên văn đặt khắp thế giới và đội ngũ hơn 200 người, ta đã có được kết quả:
Hố đen nằm tại trung tâm thiên hà Messier 87 – gọi tắt là M87, cách ta tới 53 triệu năm ánh sáng. Nó có khối lượng gấp 6,5 tỷ lần Mặt Trời, kích cỡ xấp xỉ Dải Ngân hà của chúng ta. Theo ước tính, nó rộng 1,5 ngày ánh sáng, tức 38 tỷ km. Đây là một trong những hố đen "nặng" nhất ta từng quan sát.
Đây là cách các nhà khoa học lần đầu tiên chụp ảnh được cái hố đen rộng 38 tỷ km - Ảnh 2.
Hình ảnh được tạo thành bằng công nghệ thiên văn vô tuyến. Một loạt những đài thiên văn vô tuyến bắt lấy tín hiệu bằng những chảo ăng-ten lớn, kết hợp tất cả những đài thiên văn tham gia nghiên cứu, ta sẽ có một "con mắt" nhìn lên trời có kích cỡ tương đương với cả hành tinh. Dữ liệu được tổng hợp lại, tạo nên một trong những hình ảnh quan trọng nhất lịch sử ngành thiên văn học.
Đây là cách các nhà khoa học lần đầu tiên chụp ảnh được cái hố đen rộng 38 tỷ km - Ảnh 3.
Trái Đất liên tục quay (vì Trái Đất là hình cầu mà!), liên tục nhận về dữ liệu để có được kết quả cuối cùng.
Vui sướng biết bao khi ta có thể tận mắt chứng kiến thời khắc lịch sử và tấm ảnh mang ý nghĩa trọng đại này! Tại buổi họp báo, giáo sư Sheperd Doeleman tuyên bố: "Ta đã đạt được thành tựu mà một thế hệ trước, ta đã nghĩ rằng điều này bất khả thi".
"Đột phá trong công nghệ, khả năng liên lạc giữa các đài quan sát hàng đầu thế giới, và những thuật toán tiên tiến đã mở ra một cánh cửa mới để ta quan sát hố đen", ông tự hào nói. "Đội ngũ cũng đang lập nên hình ảnh của hố đen khổng lồ nằm tại trung tâm Dải Ngân hà".
Đây là cách các nhà khoa học lần đầu tiên chụp ảnh được cái hố đen rộng 38 tỷ km - Ảnh 5.
Đáng ngạc nhiên là hố đen ở cách ta 53 triệu năm ánh sáng lại dễ nhìn hơn hố đen ở "ngay nhà mình". Với một lý do nào đó không rõ, "vòng tròn lửa" của hố đen trung tâm thiên hà M87 lại sáng rực hơn so với Sagittarius A, hố đen nằm giữa Dải Ngân hà.
Nhưng không sao! Chúng ta có thể đợi được, các nhà khoa học đã mất cả thập kỷ để có được hình ảnh đầu tiên về hố đen cơ mà!
>

12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã

12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã

Vũ trụ rộng lớn và tiềm ẩn rất nhiều bí mật thách thức trí tuệ của các nhà khoa học hiện đại.


1/ Chớp sóng vô tuyến cực nhanh (FRB)
Kể từ năm 2007, các nhà nghiên cứu đã nhận được tín hiệu vô tuyến siêu mạnh và lóe sáng chỉ kéo dài trong vài mili giây. Những tia sáng bí ẩn này được gọi là chớp sóng vô tuyến cực nhanh (FRB). Chúng cách Trái Đất hàng tỷ năm ánh sáng.
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 1.
Gần đây, các nhà khoa học đã tìm cách "bắt" được một tiếng nổ FRB lóe sáng nhấp nháy 6 lần liên tiếp. Họ cũng thấy tín hiệu thứ hai như vậy và hiện đang tiến hành giải mã.
2/ Hạt nhân Pasta
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 2.
Vật chất mạnh nhất trong vũ trụ hình thành từ phần thừa lại của ngôi sao chết. Theo các mô phỏng, proton và neutron trong ngôi sao có thể chịu áp lực hấp dẫn mạnh khiến chúng bị nén lại thành những mớ vật chất giống như linguini khi bạn tác động lực mạnh gấp 10 tỷ lần mức cần thiết để phá tan thép.
3/ Vành đai hành tinh lùn Haumea
Hành tinh lùn Haumea xoay quanh quỹ đạo vành đai Kuiper ngoài Sao Hải Vương, là điều không bình thường. Nó có hình dạng thon dài kỳ lạ với hai mặt trăng và một ngày chỉ kéo dài 4 giờ, khiến nó trở thành vật thể lớn quay nhanh nhất trong Hệ Mặt Trời.
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 3.
Nhưng vào năm 2017, Haumea còn kỳ quặc hơn khi các nhà thiên văn học quan sát thấy nó đi qua trước một ngôi sao và nhận thấy vành đai cực nỏng quay quanh nó hình thành do vụ va chạm xa xưa.
4/ Mặt trăng chen mặt trăng
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 4.
Mặt trăng chen mặt trăng còn được gọi là submoon, moonitos, grandmoons, moonettes và moooons, moonmoons vẫn chỉ là lý thuyết, nhưng các tính toán gần đây cho thấy rằng cái gì cũng có thể làm chúng hình thành. Có lẽ một ngày nào đó các nhà thiên văn học có thể khám phá ra một thực thể như vậy.
5/ Vật chất tối
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 5.
Vật chất đen tối chiếm 85% vật chất trong vũ trụ. Nhưng các nhà nghiên cứu biết chắc chắn rằng: Nó có ở khắp mọi nơi. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã ngạc nhiên khi phát hiện ra một dải ngân hà không chứa vật chất đen tối vào tháng 3/2018.
Phát hiện đó làm này sinh giả thuyết ngược lại: có thể vật chất đen tối không tồn tại.
6/ Ngôi sao kỳ dị nhất
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 6.
Khi nhà thiên văn học Tabetha Boyajian và các đồng nghiệp thuộc Đại học bang Louisiana (Mỹ) lần đầu tiên nhìn thấy ngôi sao có tên là KIC 846285, họ đã bị sốc.
Nó là ngôi sao Tabby, sẽ giảm độ sáng theo các khoảng thời gian không đều và trong khoảng thời gian lẻ, giảm đến 22%.
Họ đưa ra các giả thuyết khác nhau, kể cả siêu kết cấu ngoài hành tinh. Nhưng ngày nay, hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng ngôi sao có vành đai bụi bao quanh bất thường bị tối đi.
7/ Mặt trăng điện áp cao
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 8.
Nó được coi là mặt trăng kỳ lạ nhất trong Hệ Mặt Trời có thể thuộc về nhiều thiên thể như núi lửa trên sao Mộc. Triton phun nước nóng lên sao Hải Vương nhưng trông nó kỳ dị như mặt trăng điện áp cao của sao Thổ, là tảng đá dị thường giống như đá bọt và có rất nhiều hố núi lửa.
Tàu vũ trụ Cassini của NASA đến sao Thổ từ năm 2004 đến 2017, cũng phát hiện ra rằng như mặt trăng điện áp cao là "chùm hạt" tĩnh điện trôi trong không gian.
8/ Neutrino dẫn đầu
Neutrino đơn, năng lượng cao đã tấn công Trái Đất vào ngày 22/9/2017. Các nhà vật lý thuộc Đài thiên văn Ice Cube Neutrino ở Nam Cực nhìn thấy neutrino có mức năng lượng tương tự mỗi tháng một lần.
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 9.
Nhưng lần này đặc biệt vì đây là lần đầu tiên có đủ thông tin về nguồn gốc của nó để các nhà thiên văn học hướng kính viễn vọng dõi theo hướng nó xuất phát. Họ phát hiện ra rằng nó bị rơi xuống Trái Đất cách đây 4 tỷ năm, do một vầng sáng rực rỡ, một lỗ đen siêu lớn ở giữa ngân hà hấp thụ vật chất xung quanh.
9/ Thiên hà hóa thạch sống
DGSAT I là thiên hà siêu khác biệt (UDG), có nghĩa là nó lớn bằng thiên hà như Dải Ngân hà nhưng các ngôi sao của nó trải ra rất mỏng đến mức gần như vô hình.
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 10.
Nhưng các nhà khoa học nhìn thấy DGSAT 1 ma quái vào năm 2016, họ nhận thấy rằng nó đứng một mình, không giống như các UDG khác, thường tồn tại theo cụm. Đặc điểm của nó cho thấy nó hình thành trong kỷ nguyên rất khác của vũ trụ, trở lại 1 tỷ năm sau vụ nổ lớn biến DGSAT 1 thành hóa thạch sống.
10/ Chuẩn tinh kép
Các vật thể khổng lồ uốn cong ánh sáng để chúng làm biến dạng hình ảnh của những thứ phía sau chúng. Khi các nhà nghiên cứu sử dụng Kính thiên văn vũ trụ Hubble để phát hiện ra chuẩn tinh từ vũ trụ sơ khai.
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 11.
Họ đã sử dụng nó để ước tính tốc độ giãn nở của vũ trụ và thấy rằng nó đang giãn nở nhanh hơn so với trước đây - phát hiện này khác với các phép đo trước. Bây giờ các nhà vật lý cần phải tìm hiểu giả thuyết của họ sai hay đúng, có điều gì khác lạ đang xảy ra không.
11/ Luồng hồng ngoại từ vũ trụ
Neutron ngôi sao là những vật thể rất dày đặc hình thành sau khi ngôi sao thông thường chết đi. Chúng phát ra sóng vô tuyến hoặc bức xạ năng lượng cao hơn như tia X, nhưng vào tháng 9/2018, các nhà thiên văn học đã tìm thấy luồng ánh sáng hồng ngoại dài từ neutron ngôi sao cách Trái Đất 800 năm ánh sáng - điều chưa từng thấy trước đây.
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 12.
Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng một vành đai bụi bao quanh neutron ngôi sao có thể phát ra tín hiệu, nhưng họ vẫn chưa tìm ra lời giải thích cuối cùng.
12/ Hành tinh có cực quang
Những hành tinh lang thang trôi dạt qua thiên hà, đã bị lực hấp dẫn tách ra khỏi ngôi sao bố mẹ của chúng. Nhất là SIMP J01365663 + 0933473 - một vật thể có kích thước hành tinh cách chúng ta 200 năm ánh sáng có từ trường mạnh hơn 200 lần so với sao Mộc.
12 vật thể kỳ dị nhất trong vũ trụ mà nhân loại chưa thể giải mã - Ảnh 14.
Nó đủ mạnh để tạo ra các cực quang nhấp nháy trong bầu khí quyển của nó, mà các nhà nghiên cứu có thể nhìn thấy bằng kính viễn vọng vô tuyến.
>
Powered by Blogger.

Download

Search This Blog

Blog Archive

Sports

Gallery

Business

Popular Posts

About US

Blogroll

Recent Posts

Contact

Text Widget

Sample Text

Contact Form

Name

Email *

Message *

Followers

Technology

Lifestyle

Popular Posts

Ordered List

Pages

Definition List

Pages - Menu

Latest Post

Pages

Popular Posts